Trang chủ Tư vấn phẫu thuật độn cằm Những biện pháp độn cằm khắc phục cằm lẹm hiệu quả

Những biện pháp độn cằm khắc phục cằm lẹm hiệu quả

Độn cằm lẹm 1

Độn cằm lẹm như thế nào để có khuôn cằm thanh thoát? (ảnh minh họa)

Cằm có ảnh hưởng khá lớn đến toàn bộ khuôn mặt. Một chiếc cằm thanh thoát khiến cho đường nét khuôn mặt trở nên thanh tú, sắc nét hơn. Thông thường, đầu mũi, đỉnh đầu môi trên và cằm sẽ tạo thành một đường thẳng, gọi là I-line. Tuy nhiên, một số người lại có chiếc cằm tụt lùi vào trong so với đường I-line này, gọi là cằm lẹm. Cằm lẹm khiến khuôn mặt kém thanh thoát. Trường hợp nặng, cằm lẹm còn khiến miệng trông có vẻ nhọn lên rất mất thẩm mỹ. Do đó, độn cằm lẹm trở nên rất được ưa chuộng do có thể khắc phục được nhược điểm này. Vậy, có những phương pháp độn cằm nào giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả?

Các phương pháp độn cằm lẹm an toàn

Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ, độn cằm không còn là điều khó khăn hay xa lạ với xã hội hiện nay. Tuy nhiên, do có khá nhiều loại hình độn cằm, ngày nay, có lẽ các bạn cũng không biết nên chọn dịch vụ nào. Dưới đây là những phương pháp độn cằm đã được chứng minh hiệu quả và an toàn.

Phương pháp 1: Độn cằm bằng sụn nhân tạo

Độn cằm bặng sụn nhân tạo

Độn cằm bằng sụn nhân tạo

Trường hợp cằm không quá ngắn, các bác sĩ có thể thực hiện đưa vật liệu độn vào để điều chỉnh hình dáng của cằm. Độn cằm bằng sụn nhân tạo được thực hiện như sau:

  1. Rạch một vết mổ dài 2 – 3 cm ở trong khoang miệng;
  2. Sau khi tạo không gian ở vị trí phần nhô ra, đưa vật liệu độn đã được cắt gọt cẩn thận theo hình dáng cằm phù hợp từ trước vào và cố định vật liệu độn;
  3. Khâu vết mổ lại bằng chỉ thẩm mỹ.

Vật liệu độn thường làm từ silicon tổng hợp, đã được Hiệp hội Dược phẩm và Thực phẩm FDA chứng nhận là an toàn với cơ thể. Từ đó,nguy cơ đào thải, kích ứng với vật liệu độn cũng giảm đi rất nhiều. D

Phương pháp 2: Cấy mỡ tự thân làm đầy cằm lẹm

Phương pháp này sử dụng mỡ thừa ở các bộ phận như bắp đùi, bụng, mông, … để cấy ghép vào nhiều lớp mô tế bào ở vùng cằm cần độn. Mỡ thừa vùng bụng, đùi, .. sau khi được lấy ra sẽ được tách lọc để chọn ra những mô mỡ khỏe nhất, có khả năng sống sót cao nhất rồi cấy lại vào
Phương pháp 3: Độn cằm bằng xương tự thân

Độn cằm bằng xương tự thân

Mô phỏng quy trình độn cằm bằng xương tự thân

Độn cằm bằng xương tự thân là biện pháp vừa có thể tạo dáng hàm, vừa có thể khắc phục tình trạng cằm lẹm. Tùy thuộc vào góc độ của cằm mà điều chỉnh độ dài của cằm sao cho vẫn tạo được hình dáng tự nhiên của cằm. Nếu đưa xương cằm về phía trước sẽ tạo đường dáng đẹp và dài cho cổ, đồng thời có thể ngậm được miệng lại, làm mất cảm giác khó chịu và giải tỏa căng thẳng.

  1. Rạch 1 vết mổ dài 2 – 3 cm ở phía cuối cằm
  2. Sau khi xác định vị trí đưa màng xương ra sẽ tiến hành phẫu thuật phù hợp với đường xương cằm theo kế hoạch định sẵn
  3. Sau khi đã cắt xương, đưa phần xương đã cắt về phía trước để định hình dáng
  4. Định lại vị trí phần xương đã đưa ra, sau đó khâu lại bằng chỉ

Trên đây là những phương pháp được các chuyên gia khuyến nghị để khắc phục tình trạng cằm lẹm, cằm ngắn hiệu quả. Mong rằng bạn có thể tự tin thực hiện độn cằm để có được nhan sắc rạng rỡ hơn.

Nguồn: https://phauthuatdoncam.vn